Thẻ tín dụng đích thị là bad boy trong làng thẻ: ai yêu thì cứ đâm đầu còn ai đã ghét thì thiếu điều lập hội anti.
Là một thanh niên xài thẻ tín dụng cũng một thời gian, mình thấy để thương được nó thì mọi người nên lưu ý:
1/ Thẻ tín dụng là kiểu tiêu trước trả tiền sau. Vì vậy nó sẽ phù hợp với những người có kỷ luật trong chi tiêu, biết mình muốn gì, cần gì. Thẻ tính dụng cũng cực kỳ cần thiết đối với những người có các giao dịch quốc tế ví dụ như chạy quảng cáo Facebook, mua hàng online, làm freelance với các sàn nước ngoài,…
Với những bạn hay vung tay quá trán cần thực sự cân nhắc tìm hiểu trước khi quyết định mở thẻ.
Năm 2021 sẽ là năm bùng nổ của podcast khi tốc độ tăng trưởng các kênh podcast càng ngày càng khủng, năm 2018 có gần 200.000 kênh, nhưng đến 2020, số lượng này là gần 1 triệu kênh. Mình bắt đầu nghe podcast từ khoảng 2019 đến bây giờ nên cảm nhận cực kỳ rõ sự thay đổi này. Giới thiệu mọi người một số kênh tiếng Việt mình hay nghe nhé: 1/ The present writer: trưa nay vừa nghe lại của chị ấy xong luôn, chủ đề của kênh về viết lách, phát triển bản thân, chủ nghĩa tối giản. 2/ Spiderum official: tổng hợp các bài viết hay trên Spiderum dưới dạng audio, nhiều chủ đề thú vị. 3/ Minh đi lạc: kênh của Minh Đào trong truyền thuyết, người anh thích nói về quá khứ, tình yêu, thân phận con người. 4/ Trạm radio: kênh của hai cô em gái cute giới thiệu các tác phẩm văn học hay và phỏng vấn người trong ngành sách. 5/ Thái Phạm: chuyên về tài chính, chứng khoán, phát triển bản thân. 6/ Ngọc đến rồi: podcast hướng dẫn viết blog kiếm tiền 7/ Những câu chuyện làm “ngành”: kênh chuyên cho dân ngành marketing 8/ Have a sip – Vietcetera: nghe phỏng vấn khách mời kể chuyện cuộc đời 9/ Minh Niệm: tìm một chút bình yên giữa cuộc sống 10/ Bốn chấm không: podcast của dân ngành công nghệ 11/ Ha Chu works- kênh về marketing nhưng đi vào niche ẩm thực 12/ Unlock FM: có nhiều bài pv hay của những người trẻ việt nổi bật 13/ Tuan Anh podcast: kênh của một người anh chuyên về hướng nghiệp, tối giản, phát triển bản thân 14/ Adele Doan podcast: cô gái nhỏ siêu giỏi nói về chuyện phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp 15/ Ta đi Tây: như tên, những câu chuyện du học 16/ Oddly normal- kênh giới thiệu những kiến thức/ý tưởng thú vị, độc lạ, một số khá dài 17/ Tâm sự kinh doanh: web5ngay phiên bản audio, nghe giọng ổng hay nhưng ổng nói dài lắm, tôi phải double speed luôn. 18/ Nghe nói là: kênh giải mã một số chuyện nhìn vậy mà không phải vậy Chúc các bạn nghe podcast vui. Ảnh minh họa từ một cái video tự học của My
Gần đây, My nhận được một số inbox hỏi chị ơi, em đang học ngành này muốn chuyển sang ngành kia có được không; chuẩn bị ra trường em thấy hoang mang em phải làm sao; chị học/làm điều a/b/c như thế nào… Trong đa số trường hợp, sau khi hỏi chuyện và đưa ra một số quan điểm cá nhân, mình đều khuyên các bạn hãy đi học. Học ở đây có thể là học về kiến thức chuyên môn (cho những ai muốn chuyển ngành hoặc muốn được tăng lương, trở thành chuyên gia trong ngành), cũng có thể là học thêm kỹ năng (để tăng khả năng cạnh tranh, dễ bề tìm việc giữa mùa dịch), hay mở rộng và đa dạng các nguồn thu nhập (để có một nghề tay trái) Việc học không nhất định sẽ mang lại kết quả luôn, nhưng phần nào khiến bạn cảm thấy tự tin và yên tâm hơn, và chắc chắn sẽ ấm vào thân, không lúc này thì lúc khác. Nhất là bây giờ đang dịch, mọi người hạn chế ra ngoài tụ tập, bạn có thể dành một khoảng thời gian để tự upgrade bản thân.
Ngày xửa ngày xưa, mọi người tham gia bảo hiểm phải điền một xấp giấy tờ, còn ngày nảy ngày nay, gần như mọi thứ đã được Generali số hóa hết cả. Với những ứng dụng này, khách nhà My cứ yên tâm công tác, khỏi cần đi lại nhiều, đã có Gen lo.
Các bác tải ngay app này giùm My nhé:
1/ GenVita – Cổng thông tin chung của Generali, tích hợp quản lý hợp đồng
Trong GenVita, mọi người có thể tìm thấy tất cả các thông tin của Generali: các chương trình bảo hiểm, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, các challenge để nhận quà,…
App có những tính năng nổi bật:
Alo Dr. Gen: Gọi điện tham vấn bác sỹ những lúc trái gió trở trời chưa đến bệnh viện thăm khám được.
wishlist để dành mua dần: search inside yourself muôn kiếp nhân sinh ngày đòi nợ thiết kế cuộc đời thịnh vượng ánh sáng vô hình chó sủa nhầm cây thần thoại bắc âu how money works mỗi ngày của tôi có 48 giờ (sách của người anh mình đã chứng kiến quãng đường thành công) marketing giỏi phải kiếm được tiền thiên nga đen trò đùa của sự ngẫu nhiên khả năng cải thiện nghịch cảnh đồng tiền hạnh phúc câu chuyện nghệ thuật để trở thành người viết tuổi 20 tôi đã sống như một bông hoa dại chủ nghĩa khắc kỷ thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải 21 bài học cho thế kỷ 21 tôi có một chén rượu có thể xoa dịu hồng trần đời nhẹ khôn kham sinh ra để chạy tình cờ gặp hạnh phúc (nghe bảo dịch chán) bạn chỉ cần sống tốt, trời xanh sẽ tự an bài ăn gì không chết ăn gì cho không độc hại tẩy độc bếp (đang dọc dở quyển này…)
từ hồi Covid đến giờ, mình đã vinh dự được trải nghiệm một loại khẩu trang. Review nhẹ nhẹ thì như thế này:
🌿🌿 Khẩu trang vải dày: Mức độ bảo vệ: 🌟 🌟 🌟 🌟 🌟 Độ khó thở: như độ bảo vệ Khả năng tái sử dụng: cho hẳn 10 điểm => hai cái điểm cộng to và một cái điểm trừ to nên mình vẫn sử dụng ddan xen chứ không dùng loại vải dày 100%, nhiều lúc muốn tắt thở.
☘️🍀 Khẩu trang vải mỏng: Đang tìm kiếm một loại chân ái, 1 loại mình đã sử dụng như ninja bịt mặt, nhưng lại có lỗ thở (?!) nên phù hợp với thời nào chứ dứt khoát không phải thời cô vy. Khẩu trang vải của Tokyo Life khá ổn, màu đen trông như celeb, nhưng loanh quanh chả tìm thấy chỗ nào bán!!!
🌱🌱 Khẩu trang y tế: Bảo vệ tốt nhưng chỉ sử dụng được một lần, bị thổi giá lên theo thị trường đỡ không nổi. Mình đã dùng loại màu hường màu xanh màu trắng và màu đen, một lớp cũng có và nhiều lớp cũng có, vẫn là ưng màu đen nhất vì (trông có vẻ) như celeb, chất cũng cứng cáp hơn (cảm giác thế). Thêm một điểm trừ là không bám mũi lắm, bù lại điểm cộng là đỡ tắt thở.
🌵🌵 Khẩu trang trong: Dạo này đang hot khẩu trang trong, tuy chưa dùng nhưng cảm quan cá nhân là đẹp, an toàn. Nhưng điểm trừ siêu to khổng lồ phải đánh son =.= (lẳng lặng cộng thêm cho các loại trên một điểm).
🙏 chốt lại là gì thì gì, cứ đeo khẩu trang là auto đẹp nhé. 💪 Vì đeo khẩu trang vẫn dễ chịu hơn đeo máy thở Mua bảo hiểm nhẹ người hơn mua thuốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Yêu nhiều thương nhiều Việt Nam quyết thắng đại dịch
PS: Cô My vẫn nhận tư vấn giải pháp tài chính bảo hiểm all the time nha mn Find My at: Facebook: https://www.facebook.com/hatramy09 Phone: +84344407591 Email: hatramy.hanu@gmail.com
Năm 2018, mình ngã vào một pha giáng khá dài: khủng hoảng danh tính, nghi ngờ bản thân và gây gổ với gia đình. Mình không còn nhớ rõ tại sao mình lại rơi vào tình trạng ấy nhưng thỉnh thoảng những câu chữ tổn thương vẫn dội về trong những status để only me trong On this day và cả cái album Chữa lành đứa trẻ bên trong. Ở thời điểm đó, mình loay hoay giải quyết mớ cảm xúc hỗn độn của mình, làm dịu lại thế giới nội tâm được hình tượng hóa thành một đứa trẻ. Có lẽ là do duyên số xui rủi, người chị em thiện lành bắn cho job review sách dạy con, và mình nhận với tâm thế ok cày để có tiền, nhưng những gì mình nhận được còn hơn thế nữa.
[1/6 em My 16 tủi tặng quà các cháu thiếu nhi] Dạo này các mẹ hay inbox hỏi em ơi, chị muốn tìm mua bảo hiểm cho em bé nhà chị, em tư vấn cho chị với Woa, các phụ huynh quá toẹt vời khi đã chuẩn bị tương lai học vấn, bảo vệ sức khỏe cho con ngay từ nhỏ.
Tuy nhiên em My xin note lại đôi chút thông tin cho các bố mẹ nhé:
Nguyên tắc của bảo hiểm là sẽ bảo vệ cho người trụ cột trong gia đình. Vì nếu chẳng may rủi ro xảy ra mà người trụ cột không được bảo vệ thì những người phụ thuộc trong gia đình sẽ có gánh nặng tài chính tương đối. Do vậy, trước khi tham gia bảo hiểm cho con, bố mẹ hãy tham gia cho mình trước đã.
Gửi cô gái, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần cậu muốn, hãy reply lại mình. Cách một tấm filter của thời gian, chúng ta tuy một mà là hai. Nhưng không sao, thương thương.
Với phương pháp “hộp ghi chú” của Niklas Luhmann, tôi đã tìm ra ý tưởng ở mọi lúc mọi nơi.
Tôi luôn là một con nghiện ghi chép – trích các ý tưởng từ sách là suối nguồn cảm hứng cho những bài viết của tôi. Nhưng phần lớn những ghi chép của tôi rất lộn xộn, chủ yếu được lưu trữ ở dạng số hóa trên Pocket, Evernote, Google Docs, Trello, hoặc dưới dạng một chồng thẻ ghi chú. Việc đào lại thông tin đúng là khổ, và khả năng cao là tôi sẽ không xem lại hoặc thậm chí là không xem 99% số ghi chép từ hồi đó giờ.
Một năm trước, tôi tình cờ vớ được quyển sách How to take smart notes (Ghi chép thông minh) của Sönke Ahrens – cuốn sách liệt kê chi tiết hệ thống ghi chép của nhà xã hội học quá cố người Đức Niklas Luhmann. Ông gọi phương pháp đó là “hộp ghi chú” và đây là hệ thống giúp Luhmann viết 60 cuốn sách (và 6 cuốn nữa được xuất bản sau khi ông qua đời), đồng thời hoàn thành học thuyết khổng lồ “The society of society” (Lối sống xã hội của xã hội). Tôi biết tôi cần phải thử phương pháp này.